Kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ – Mẹ nên bỏ túi ngay

Kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ – Mẹ nên bỏ túi ngay

Lần đầu con đi học thường khóc rất nhiều do không quen với môi trường mới khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Hãy cùng chia sẻ những kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ để bé chịu hợp tác, vui vẻ khi đi học!

Lợi ích khi cho bé đi nhà trẻ

Bé đi nhà trẻ tự tin, dạn dĩ hơn

Thế giới của trẻ khi mới sinh rất nhỏ bé, chỉ quanh quẩn tiếp xúc những người thân như cha mẹ, ông bà, anh chị… những người mà trẻ gặp hàng ngày. Được bao bọc trong thế giới nhỏ bé của gia đình, trẻ sẽ đón nhận sự yêu thương đầy đủ. Song, việc ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài sẽ khiến trẻ nhút nhát, tự ti khi gặp người lạ.

Trẻ tự tin, dạn dĩ hơn khi tiếp xúc với bạn bè cùng lớp - Nguồn: unsplash

Trẻ tự tin, dạn dĩ hơn khi tiếp xúc với bạn bè cùng lớp – Nguồn: unsplash

Vì thế, nếu được tiếp xúc với bạn bè, thầy cô, trẻ nhận thấy thế giới quan của mình có rất nhiều người, đa dạng màu sắc và không gian. Đi học sớm giúp trẻ dễ hoà nhập với mọi người xung quanh, tăng sự tự tin khi còn nhỏ tuổi.

Trưởng thành về mặt xã hội và tình cảm

Khả năng kiềm chế cảm xúc là một trong những điều đầu tiên trẻ có được khi đi học. Trẻ em không chỉ có khả năng xác định được cảm xúc của mình mà còn nhận biết được cảm xúc của người khác. Trẻ có thể học được cách kiểm soát sự tức giận hoặc thất vọng của mình khi tranh giành một món đồ chơi với bạn cùng lớp. Từ đó, trẻ sẽ biết cách có đồ chơi nhưng hạn chế xung đột với bạn. Lợi ích của những lần mâu thuẫn như vậy sẽ hình thành những mối quan hệ tốt đẹp trong tương lai.

Phát triển tiềm năng

Khi ở nhà, tuy được ông bà, cha mẹ dạy dỗ, hướng dẫn, nhưng vì không có kỹ năng sư phạm nên cách truyền đạt rất khó để trẻ tập trung và tiếp thu kiến thức. Trái lại, ở trường lớp, giáo viên được đào tạo chuyên môn, có kinh nghiệm kích thích khả năng tiềm ẩn của trẻ, tăng khả năng tập trung trong giờ học.

Giờ học của trẻ tại trường - Nguồn: unsplash

Giờ học của trẻ tại trường – Nguồn: unsplash

Hơn nữa, những giờ học hát, đọc thơ giúp trẻ hoạt ngôn, nhanh biết nói và ghi nhớ thông tin, vì mẫu giáo là giai đoạn vàng để trí não phát triển. Sau những giờ học trên lớp, chắc chắn cha mẹ rất ngạc nhiên khi thấy con mình thay đổi tích cực như ca hát hoặc đọc thơ.

Cho bé đi nhà trẻ cũng tạo nếp sinh hoạt khoa học

Khi ở cùng gia đình, bé được người thân yêu thương, chiều chuộng hết mực. Từ đó, hình thành những thói quen sinh hoạt, ngủ nghỉ, chơi, ăn uống… không theo giờ cố định.

Giờ ăn của trẻ tại trường - Nguồn: unsplash

Giờ ăn của trẻ tại trường – Nguồn: unsplash

Bé đi nhà trẻ cũng được rèn tính kỷ luật, sinh hoạt có giờ giấc. Có thể ban đầu, trẻ sẽ bị sốc khi mọi thứ phải tuân theo quy tắc. Nhưng qua thời gian, trẻ sẽ dần thích nghi được nhịp độ ăn ngủ, vui chơi hợp lý.

Trẻ được rèn tính kỷ luật càng sớm thì cha mẹ sẽ càng dễ dàng trong việc dạy con sau này. Không phải ngẫu nhiên mà ông bà ta lại có câu “dạy con từ thuở còn thơ”. Phương pháp giáo dục chuẩn tạo cho bé phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần.

Kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ

Tìm hiểu thông tin về trường học

Cha mẹ nên tìm địa điểm trường học thuận tiện cho việc đưa đón trẻ đi học và để có thể xử lý những tình huống cấp bách khi xảy ra với trẻ. Trước khi ghi danh cho con học tại trường, việc tìm hiểu giờ giấc sinh hoạt, môi trường xung quanh, phương pháp giáo dục của trường là điều cần thiết. Vì không phải trường học nào cũng  hợp với con bạn.

Ngoài ra, cha mẹ cần sắm đầy đủ những vật dụng cần thiết cho bé đi nhà trẻ. In hoặc thêu tên con lên các đồ dùng cá nhân để tránh nhầm lẫn với các bạn, hạn chế mắc các bệnh dễ lây nhiễm.

Bé đi nhà trẻ có thể khóc nhiều

Thông thường, khi tiếp xúc với môi trường mới, trẻ con sẽ khóc nhiều vì xa lạ. Cha mẹ cần đồng hành với con lúc này để tránh trẻ bị sốc tâm lý, bằng cách đi cùng con đến trường, ngồi chơi với con vài phút trước khi con vào lớp hoặc nếu có thời gian hơn thì cha hoặc mẹ có thể tham gia học cùng con lúc đầu. Tình trạng này dài hay ngắn phụ thuộc vào tính cách từng bé và sự chuẩn bị của cha mẹ trước khi cho bé đi nhà trẻ.

Đi cùng trẻ đến trường - Nguồn: unsplash

Đi cùng trẻ đến trường – Nguồn: unsplash

Tuy nhiên, nếu sau thời gian dài mà trẻ vẫn khóc thì cha mẹ cần phối hợp với giáo viên để tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra hướng khắc phục kịp thời. Sau mỗi buổi học, cha mẹ cần hỏi thăm, chia sẻ cảm xúc của bé khi ở trường để thấu hiểu và động viên con.

Chuẩn bị cho bé đi nhà trẻ

Những tiêu chí chọn trường mầm non cho bé

Trường học trong những năm đầu đời sẽ là nơi tạo nền tảng hứng thú khi đi học cho trẻ sau này. Tùy tình hình, điều kiện mỗi gia đình, cha mẹ có thể cân nhắc lựa chọn các trường phù hợp. Những tiêu chí Wonderkids Academy gợi ý cha mẹ chọn trường cho trẻ bao gồm:

  • Vị trí trường: trường gần nhà, thuận tiện việc đưa đón bé.
  • Khuôn viên trường: rộng rãi, các bé có thể chơi đùa, sinh hoạt thoải mái.
  • Đội ngũ giáo viên: có kinh nghiệm, vui vẻ, yêu trẻ nhỏ và tận tâm với nghề.

Cha mẹ cần kiên quyết khi cho bé đi nhà trẻ

Trước khi cho bé đi nhà trẻ, cha mẹ cần chuẩn bị sẵn tâm lý thật vững vàng, bình tĩnh khi thấy bé quấy khóc trong những ngày đầu đi học. Nhiều trường hợp cha mẹ khi nhìn con khóc dữ dội đã mềm lòng và không cho con tiếp tục đến trường. Bên cạnh đó, một số cha mẹ thường nán lại bên ngoài lớp học để theo dõi con mình, điều đó có thể gây khó khăn cho các cô giáo trong việc ổn định lớp học.

Trò chuyện cùng bé

Bé đi nhà trẻ sẽ tiếp xúc với rất nhiều thứ lạ lẫm xung quanh nên có nhu cầu cần được chia sẻ. Vì vậy, cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện cùng con để con có cảm giác được quan tâm.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên khen ngợi, tuyên dương con nếu con chịu hợp tác hoặc học được điều mới. Khoảng thời gian trước khi đi ngủ là cơ hội tốt để cha mẹ và con cùng trò chuyện, giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Có nên cho bé nghỉ học khi mới đi nhà trẻ?

Một số trẻ nhỏ khi mới đi học thường khóc liên tục, bỏ ăn thậm chí hay ốm vặt. Cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để khắc phục vấn đề trên, tránh cho bé nghỉ học.

Nếu nguyên nhân là do bé chưa quen với môi trường mới, cha mẹ cần kiên trì, nỗ lực động viên bé đi học. Hoặc nguyên nhân từ phía nhà trường, cha mẹ cần trao đổi, thống nhất.

Chuẩn bị cho bé đi nhà trẻ

Trước khi cho trẻ đi học chính thức tại trường, cha mẹ cần dẫn trẻ đến làm quen với trường, lớp, bạn bè, thầy cô. Thay vì cho trẻ nhập học ngay khi đóng xong học phí, bạn cũng có thể cho trẻ đến chơi tại sân trường dự định học vào buổi sáng sớm hoặc chiều tan học, dẫn trẻ đi tham quan lớp học, chỗ đi vệ sinh, nhà ăn của trưởng. Lợi ích của việc này nhằm để trẻ tiếp cận dần với môi trường mới và ý thức được rằng, đây sẽ là nơi mà trẻ sẽ gắn bó trong thời gian dài.

Thay vì cho phép trẻ mang đồ chơi tại nhà lên trường chơi trong thời gian đầu đi học thì phụ huynh có thể phối hợp với cô giáo, xin phép mang đồ chơi tại lớp về nhà để trẻ học cách giữ gìn đồ chơi được mượn và trả lại đúng chỗ. Với cách này, khi đến lớp trẻ sẽ quen thuộc dần với những vật dụng trong lớp, tạo cảm giác gần gũi, xem ở lớp như ở nhà.

Cho trẻ làm quen dần với cô giáo - Nguồn: istockphoto

Cho trẻ làm quen dần với cô giáo – Nguồn: istockphoto

Làm quen với cô giáo trực tiếp của trẻ là điều cực kỳ quan trọng mà bạn không thể bỏ qua.

Tiếp xúc với cô thường xuyên trước khi nhập học chính thức tạo cho trẻ biết đây là người quen, mình sẽ không bị lạc lõng giữa môi trường mới và mọi người xung quanh. Hơn nữa, cô giáo cũng nên là người hướng dẫn khi trẻ tới tham quan trường. Sự thân quen với cô giáo giúp trẻ cảm thấy hứng thú hơn nếu như một ngày đẹp trời nào đấy con bạn không muốn đến lớp.

Cho bé đi nhà trẻ ở lứa tuổi nào là tùy vào điều kiện hoàn cảnh của cha mẹ và khả năng tiếp nhận của bé. Nhưng dù ở giai đoạn nào thì cha mẹ cũng cần tập cho bé có tinh thần tự lập và sinh hoạt khoa học. Hy vọng với những kinh nghiệm cho bé đi nhà trẻ mà Wonderkids Academy chia sẻ sẽ giúp cha mẹ có được sự chuẩn bị tốt nhất cho con yêu trong những ngày đầu đến trường.

Blogs

Bài viết liên quan